NGUYỄN VĂN SÂM
Cây đại thụ che rậm mát và trổ nhiều
hoa tươi đẹp cho Văn Học Việt Nam ...
Tuy tôi không là học trò của thầy Sâm, nhưng tôi thường theo bước chân ông về khía cạnh sáng tác, cũng đọc nhiều tác phẩm của ông.
Thói quen đặc biệt của tôi là luôn chú ý đến những điểm nổi bật hay gây ấn tượng với sáng tác phẩm của mỗi tác giả nào mà tôi đọc.
Riêng về hầu hết những tác phẩm của Giáo sư Nhà văn Nguyễn văn Sâm, rõ ràng là ông có chủ trương, có hướng đi hẳn hoi qua tính cách bình dị, không ngoa ngôn hay sáo ngữ . Phong cách hiển lộ rất dễ cảm hay nhận diện là ông giữ gìn một cách đáng yêu "tính chất chân phương của văn hóa vùng miền" . Bởi, vốn liếng của hơi thở và xương cốt của quý bậc tiền bối làm văn hóa nghệ thuật hay chính của ông và của tôi. Như một đồng nhất với ngôn ngữ nói và viết trong sinh hoạt hàng ngày.
Ông luôn "bảo tồn và phát triển" những tinh hoa của văn hóa dân tộc, nhất là bảo tồn văn hóa Nam Kỳ Lục Tỉnh. Điểm sáng nổi trội nhất của Gs Nhà văn Nguyễn Văn Sâm là như một "Ông Đồ thời xưa" là " dấn thân một đời" vào con đường tìm tòi những tinh hoa văn hóa các dân tộc khác để biến hóa thành văn hóa của dân tộc mình. Ông quên thân trên bước đường "học hỏi và nghiên cứu Hán, Nôm" Ông có nhiều tác phẩm dịch từ Hán Nôm. Tóm lại, tôi xin ghi nhận ra đây về những tác phẩm trước đây của Nhà văn Nguyễn văn Sâm, sau đó sẽ ghi nhận tất cả tác phẩm của ông trong phần tiểu sử
Văn Học Nam Hà (1971,1973)
Văn Chương Tranh Ðấu MiềnNam (1969)
Văn Chương Nam Bộ và CuộcKháng Pháp (1972)
Qua Mỹ viết truyện ngắn vì những thôi thúc phải nói lên sự suy nghĩ của mình về quê hương và thân phận người Việt, ngay trên quê hương,